meeyland app
Meey Land
Cổng thông tin bất động sản xác thực 4.0
Tải ứng dụng

Chi 670 tỷ đồng để giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu

Thứ năm, 14/04/2022-17:04
Tại kỳ họp HĐNĐ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 tổ chức vào ngày 12/4, địa phương này đã thông qua nội dung chi 670 tỷ đồng, trong tổng số 1.333 tỷ đồng giải phóng mặt bằng đoạn 19,5 km cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu đi qua địa phận tỉnh.

Tại kỳ họp, ông Nguyễn Công Vinh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cho biết, dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP) vào ngày 23/9/2021. Do đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu không cân đối vốn ngân sách địa phương cho dự án này trong kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025.

Do đó, việc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định chi 670 tỷ đồng (trong tổng số 1.333 tỷ đồng) để giải phóng mặt bằng, xúc tiến dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) được cho là nhanh nhạy nhằm giải thoát cho quốc lộ 51. Bởi tuyến đường đi từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Vũng Tàu này hiện đang chịu áp lực lớn về lưu lượng giao thông dẫn đến tình trạng quá tải. 


Sơ đồ tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. 
Sơ đồ tuyến đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. 

Dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu có tổng chiều dài 53,7 km. Điểm đầu tại tuyến tránh quốc lộ 1 qua Thành phố Biên Hòa (Đồng Nai), điểm cuối giao với quốc lộ 56 thuộc Thành phố Bà Rịa (Bà Rịa - Vũng Tàu). Đoạn đi qua Đồng Nai có chiều dài 34,2 km. Đoạn đi qua Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dài 19,5 km.

Tổng mức đầu tư cho dự án cao tốc này là 17.837 tỷ đồng và bằng ngân sách Nhà nước. Trong đó chi phí lớn nhất là xây dựng - thiết bị với 8.649 tỷ đồng, giải phóng mặt bằng 6.629 tỷ đồng, còn lại là chi phí lãi vay, tư vấn, dự phòng.

Theo kế hoạch, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) có quy mô 4-6 làn xe. Dự kiến khởi công đầu năm 2023 và hoàn thành năm 2025.

Đối với dự án giao thông quan trọng này, Bộ Giao thông Vận tải kiến nghị chia dự án thành 3 dự án thành phần.

Dự án thành phần 1 (từ Km0-Km16) có chiều dài khoảng 16km qua địa bàn tỉnh Đồng Nai. Dự án thành phần 2 (từ Km16-Km34+200) có chiều dài khoảng 18,2km kết nối với đường cao tốc TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, đường cao tốc Bến Lức - Long Thành, tuyến kết nối sân bay Long Thành trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tổng kinh phí đầu tư cho dự án thành phần 1 và thành phần 2 là 12.647 tỷ đồng.

Dự án thành phần 3 (Km34+200-Km53+700) với chiều dài khoảng 19,5 km trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 5.190 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 1.333 tỷ đồng là chi phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân tại địa phương bị ảnh hưởng bởi dự án. 


Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đó, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cam kết bố trí 50% vốn từ nguồn dự phòng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để cùng tham gia dù ngân sách đang gặp khó khăn do tỷ lệ điều tiết giảm từ 64% xuống 56%.

Về công tác giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng dự án cao tốc này, UBND tỉnh Đồng Nai mới đây dự kiến thu hồi 373 ha đất, bố trí tái định cư hơn 2.000 hộ dân ở những nơi dự án đi qua.

Ông Phạm Viết Thanh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói rằng, đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu là đường huyết mạch, mở ra kết nối hạ tầng không chỉ cho tỉnh mà cả vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sau khi hoàn thành, cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) có ý nghĩa quan trọng trong chỉnh thể hạ tầng giao thông của khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, trọng tâm là Thành phố Hồ Chí Minh. Hiện tại trong khu vực này đã có các tuyến cao tốc trọng yếu như  cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận, Bến Lức - Long Thành (đang thi công), Thành phố Hồ Chí Minh - Mộc Bài (đang nghiên cứu).

Theo: VnExpress
Copy link
Chia sẻ:

Cùng chủ đề

Vướng đủ thứ khi xây nhà ở cho công nhân: HoREA đề xuất thêm cơ chế tháo gỡ

Đề xuất đánh thuế 20% trên lãi chuyển nhượng bất động sản: Lo ngại tính khả thi và nguy cơ đội giá

Cần thay đổi cách nhìn nhận cũ kỹ về nhà ở xã hội

Ủy quyền quyết toán thuế TNCN: Cẩn thận "mất tiền oan"

Sàn thương mại điện tử nộp thuế thay: Người bán, người mua đều tiện lợi

Hà Nội "chốt hạn" 1 tháng để phân loại toàn bộ nhà công bỏ hoang, lãng phí

Không bắt buộc đổi giấy tờ đất đai sau sáp nhập hành chính

Đề xuất doanh nghiệp được vay với lãi suất ưu đãi dưới 5%/năm để xây nhà ở giá rẻ

Tin mới cập nhật

Tham vọng tìm kiếm IPO tại Mỹ, Meey Group vừa ký kết hợp tác với “cố vấn tài chính” ARC

31/03/2025

Đề xuất không hoàn trả tiền sử dụng đất chênh lệch đã tạm nộp sau xác định lại

31/03/2025

Ngân hàng chạy đua hạ lãi vay: Nhà ở giá rẻ có dễ tiếp cận hơn?

31/03/2025

Đầu tư chung cư ở các tỉnh: Tưởng dễ mà... "khó không tưởng"

31/03/2025

Đề xuất tăng lợi nhuận lên 13% cho doanh nghiệp: Chưa đủ để giải quyết bài toán nhà ở xã hội

28/03/2025